Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thiếu sữa mẹ sẽ khiến con không thể khỏe mạnh và có nền nảng vững chắc về thể chất sau này.
Tuy nhiên, tình trạng sữa về chậm, ít, bị tắc sữa, mất sữa vẫn thường diễn ra.
Vậy, nguyên nhân mất sữa sau sinh là gì? Cách khắc phục mất sữa sau sinh hiệu quả và nhanh chóng là gì?
Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của các mẹ nhé!
9 nguyên nhân mất sữa sau sinh thường gặp nhất
Mất sữa sau sinh là tình trạng bầu ngực mẹ không có đầy đủ sữa để tiết ra cho con bú. Con mút ti mẹ mãi nhưng vẫn không có sữa chảy ra hoặc chảy ra rất ít. Tình trạng kéo dài khiến lượng sữa ngày càng mất dần. Con không có đủ sữa bú sẽ cáu gắt, khó chịu, không đủ no, dễ sinh bệnh.
Về mặt khoa học, thiếu hụt 2 loại hormone Prolactin tạo sữa và Oxytocin tiết sữa chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nguồn sữa bị mất. Khi 2 loại hormone trên không được sản sinh, sẽ dẫn đến các tuyến sữa trong bầu ngực mẹ không thực hiện hết chức năng và từ đó sữa mất dần.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ mất sữa:
Mẹ stress, căng thẳng
Tình trạng căng thẳng về mặt tâm lý thường xuyên xảy ra ở các bà mẹ sau sinh. Vấn đề gia đình, công việc, con cái, cùng với những đêm quấy khóc của con khiến mẹ luôn trong trạng thái chịu đựng và mệt mỏi.
Sự căng thẳng sẽ khiến cho hooc-mon Prolactin và Oxytocin không thể sản sinh. Đây chính là lý do lớn nhất khiến nguồn sữa mẹ bị hạn chế thậm chí bị mất hoàn toàn.
Mẹ có thể trạng yếu
Sự giày vò 9 tháng 10 ngày đã khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Trải qua giờ phút sinh con khiến sư mệt mỏi càng tăng lên. Đến lúc ở cử, thức khuya dậy sớm chăm con đã khiến cho mẹ bị thiếu ngủ trầm trọng, dẫn đến thể trạng yếu.
Thể trạng yếu sẽ khiến các hoạt động bị trì trệ, khiến cơ thể không thể sản sinh sữa nhiều được.
Mẹ sinh non hoặc mẹ đẻ mổ
Với những mẹ sinh non, tình trạng mất sữa xảy ra nhiều hơn so với mẹ sinh thường.
Việc sinh non khiến cơ chế tạo sữa chưa được hoàn chỉnh và quy trình tạo sữa cũng bị ảnh hưởng.
Thuốc tê và thuốc mê sử dụng khi đẻ mổ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ức chế hoocmon tạo sữa và tiết sữa. Từ đó khiến mẹ bị tắc sữa, mất sữa.
Mẹ bị thiếu máu
Mẹ bị thiếu máu có thể là do thể trạng của mẹ, hoặc là do mất máu quá nhiều trong quá trình sinh mổ.
Việc thiếu máu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ như tụt huyết áp, chóng mặt, đau đầu và buồn nôn… Mẹ mệt mỏi, kiệt sức và vì vậy hoạt động tạo sữa và tiết sữa cũng bị trì trệ.
Mẹ bị rồi loạn nội tiết tố
Nhiều mẹ bị rối loạn nội tiết tố sau sinh rất nghiêm trọng, bao gồm hormone estrogen. Tình trạng rối loạn nôi tiết mặc dù không phải phổ biến nhưng theo các bác sĩ, nó khá khó để giải quyết nếu mẹ mắc phải.
Nó có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Mất sữa, tắc sữa là một trong những biểu hiện của tình trạng này.
Mẹ đang mắc các bệnh về tuyến vú
Nếu mẹ từng bị các bệnh liên quan đến tuyến vú, đã từng xạ trị ở ngực và uống thuốc đặc trị để chữa bệnh liên quan đến vùng này, thì khả năng cao là sẽ bị mất sữa, tắt sữa.
Tình trạng này đang ngày càng phổ biến, mẹ cần để ý sức khỏe của mình để tránh đáng tiếc về sau.
Mẹ bị thiếu dinh dưỡng
Me bị thiếu dinh dưỡng do không có khẩu vị, không muốn ăn, ăn nhiều không được. Ngoài ra, mẹ không được cung cấp đa dạng các món ăn, các nhóm chất dinh dưỡng, vì vậy sinh ra thiếu chất.
Không phải cứ ăn một hai món lợi sữa mãi là sẽ có sữa nhiều. Mẹ cần đa dạng các loại thực phẩm để vừa có sữa cho con, mà nguồn sữa còn chất lượng nữa.
Đọc thêm: Top 20+ thực phẩm lợi sữa mẹ nên ăn nhiều hơn
Mẹ cho con dùng sữa công thức/sữa bột từ sớm
Nhiều mẹ để con dùng sữa công thức rất sớm, thậm chí mới vừa đươc 1 tháng tuổi đã cho dùng. Điều này là không nên bởi 6 tháng đầu đời bé cần sữa mẹ hơn là sữa công thức.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô giá và dồi dào mà bất kỳ loại sữa nào trên thị trường đều không sánh bằng.
Trong quá trình bé bú sữa mẹ, hoạt động bú mút bằng miệng và lưỡi của bé sẽ kích thích tuyến vú hoạt động nhiều hơn, Prolactin và Oxytocin tiết sữa tốt hơn. Mẹ càng giảm thiểu thời gian bú của bé bằng sữa mẹ, không cho con bú thường xuyên chỉ càng làm sữa mẹ bị mất nhanh hơn.
Mẹ dùng thuốc khi đang cho con bú
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có thể bị bệnh và phải dùng một số loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc gây ức chế Prolactin và Oxytocin. Vì vậy, tuyến vú không hoạt động để tạo sữa và tiết sữa tốt.
Lượng sữa theo thời gian sẽ mất dần và biến mất.
Cách khắc phục mất sữa sau sinh cho mẹ
Việc mất sữa sau sinh không hề hiếm gặp. Vì vậy, mẹ không cô đơn trong hành trình tìm lại nguồn sữa cho con.
Dựa trên những nguyên nhân mất sữa sau sinh được phân tích ở trên, cùng đến với những giải pháp giúp mẹ gọi sữa về nhé.
Cho con bú ngay sau khi sinh
Thường thì sữa mẹ sẽ không về nhiều ngay sau khi sinh. Đặc biệt là mẹ sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ cần cố gắng cho con bú thường xuyên trong 72 giờ đầu, vì đây là thời gian tiết ra nguồn sữa quý giá nhất của mẹ. Lúc này nhu cầu bú sữa của bé cũng không cao, nên mẹ không cần lo lắng lượng sữa ít nhé.
Cho bé bú ngay sau sinh không chỉ giúp bé được cung cấp lượng dinh dưỡng tốt nhất, mà hoạt động bú mút của bé còn kích thích sữa về nhiều hơn.
Tích cực cho con bú sữa mẹ thường xuyên
Như đã đề cập, hoạt động bú mút bằng miệng và lưỡi của bé có thể kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Bầu ngực sẽ theo đó tiết ra sữa theo nhu cầu của bé. Bé bú càng nhiều thì tiết sữa càng nhiều. Trong ít nhất 3 tháng đầu mẹ cần duy trì thói quen này.
Sau khi bé đã bú sữa no, mẹ hãy dùng máy hút sữa để hút hết những phần sữa còn sót lại. Điều này nhằm tái tạo lại lượng sữa mới cho lần bú tiếp theo của bé.
Không nên cho bé dùng ti bình quá sớm
Chỉ nên cho bé ti bình khi bé đã được ít nhất 6 tuần tuổi. Việc ti bình quá sớm khiến bé thụ động hơn trong việc bú mút, bởi bú bình dễ dàng hơn bú ti mẹ nhiều. Sự dễ dàng như vậy làm cho bé lười bú ti mẹ hơn, từ đó cơ thể mẹ sẽ tự hiểu là nhu cầu của con ít đi và như vậy lượng sữa tiết ra cũng sẽ ít lại.
Bên cạnh đó, sự tiếp xúc và ma sát của bé cũng góp phần lớn vào việc tiết sữa. Chính vì bé không ti mẹ thường xuyên sẽ làm sữa mẹ mất dần.
Mẹ thường xuyên kích sữa, massage vùng ngực
Thường xuyên dùng tay massage vùng ngực là cách làm thông tia sữa, giúp sữa về nhanh và nhiều hơn.
Dùng các ngón tay nhẹ nhàng vuốt bầu ngực theo chiều hướng về phía núm ti, mô phỏng như khi bé đang ti mẹ, mỗi bên 5-10 phút để sữa về nhiều hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các loại máy hút sữa có tích hợp tính năng massage bầu ngực để gọi sữa về.
Mẹ giữ vững tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý
Trạng thái căng thẳng, stress rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Điều này cũng dẫn đến tình trạng tắc sữa, mất sữa.
Mẹ cần giữ thái độ lạc quan, tinh thần tốt để chăm sóc cho bản thân và cho bé, đồng thời giữ được nguồn sữa dinh dưỡng.
Nghỉ ngơi điều độ, hợp lý là cách để giữ vững tinh thần và sức khỏe. Có sức khỏe tốt thì mới kích thích các hooc-mon tạo sữa và tiết sữa được.
Mẹ có chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng
Chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiết sữa, đồng thời nâng cao chất lượng sữa.
Mẹ phải ăn đầy đủ dinh dưỡng, các chất cần thiết thì mới tạo được nguồn sữa thơm ngon và bổ cho bé.
Ăn nhiều rau, củ, quả, các thực phẩm lợi sữa, đa dạng cách chế biến các món ăn để không ngán.
Hiện nay, có khá nhiều thực phẩm chức năng lợi sữa có tác dụng rất tốt trong việc gọi sữa về nhanh, nhiều. Mẹ có thể tham khảo Viên uống lợi sữa Mabio nhé. Đây là sản phẩm lợi sữa bán chạy nhất hiện nay, được rất nhều bà mẹ tin dùng.
Kết luận
Sữa mẹ là nguồn sữa quý giá nhất cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Hiểu được nguyên nhân mất sữa sau sinh và những biện pháp khắc phục tình trạng này sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con lâu dài.