Nắm được chiều cao và cân nặng chuẩn y khoa theo từng độ tuổi sẽ giúp mẹ có cách chăm sóc bé tốt hơn, bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng bé còn thiếu. Thông qua đó cải thiện cân nặng, chiều cao của bé.
Dưới đây là bảng tổng hợp chiều cao và cân nặng của bé từ 0-10 tuổi phân theo giới tính được WHO công bố.
Chiều cao cân nặng của bé trai từ 0-10 tuổi

Chiều cao cân nặng của bé gái từ 0-10 tuổi

Nhìn vào bảng số đo chiều cao cân nặng chuẩn của cả bé trai và bé gái, trong giai đoạn 10 tuổi đầu, hai bé không có quá nhiều sự chênh lệch.
Tuy nhiên, qua giai đoạn này, chiều cao và cân nặng của bé trai và bé gái không được xếp trên cùng 1 tiêu chuẩn. Bởi ngay từ trong bụng mẹ, bé trai và bé gái đã có khác biệt về chu vi vòng đầu, trọng lượng bộ não, và chiều dài cơ thể. Bé trai luôn nhỉnh hơn bé gái về các yếu tố này. Ngoài ra, người mẹ mang thai bé trai thường ăn nhiều hơn 10% lượng thức ăn so với mang thai bé gái. Đó là lý do vì sao chỉ số tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng của bé trai thường nhỉnh hơn bé gái từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Quá trình dậy thì có sự khác biệt về giới tính. Vì vậy, số đo chiều cao, cân nặng càng ngày càng cách biệt.
Mặc dù về chiều cao, cân nặng, bé trai sẽ nhỉnh hơn bé gái cùng tuổi. Nhưng xương, thịt của bé gái lại phát triển và hoàn thiện nhanh hơn bé trai. Ngoài ra, khứu giác của bé gái mẫn cảm hơn bé trai, không dễ thích ứng với mùi vị mới, nên bé gái thường ăn ít hơn bé trai, cùng với việc bé gái thường ở trạng thái tĩnh, không chạy nhảy nghịch ngợm như bé trai nên tiêu hao năng lượng ít. Từ đó, chiều cao và cân nặng của bé gái không thể theo kịp bạn khác giới đến khi trưởng thành.
Đọc thêm: Review bình sữa Comotomo có tốt không? Mua ở đâu chính hãng?
Quá trình tăng trưởng chiều cao cân năng của trẻ từ 0-10 tuổi
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, bé có những thay đổi theo hướng càng ngày càng toàn diện về thể chất.
- Trẻ mới sinh: thường có chiều dài trung bình 50cm, nặng 3,3kg.
- Trẻ 4 ngày tuổi: cân nặng giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh sau khi bé bị mất nước hoặc đi ngoài.
- Trẻ 5 ngày đến 3 tháng tuổi: cân nặng của bé tăng trung bình khoảng 15 – 28g mỗi ngày.
- Từ 3-6 tháng tuổi: bé sẽ tăng lên khoảng 225g sau mỗi 2 tuần. Khi được 6 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy cân nặng của bé đã tăng gấp đôi so với lúc mới sinh. Từ 0-6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
- Từ 7-12 tháng tuổi: Cứ mỗi 1 tháng bé sẽ tăng trung bình 500g. Trong giai đoạn này, bé đã bắt đầu biết lật, bò trườn, tập đi. Do đó, bé sẽ tiêu hao khá nhiều năng lượng. Mẹ nên cho bé uống sữa mẹ kết hợp thêm với sữa non công thức để bé phát triển tốt hơn.
- Từ 1-2 tuổi: Lúc này, chiều cao của bé sẽ khoảng 72-76cm còn cân nặng thì gấp 3 lần lúc mới sinh. Bé sẽ tiếp tục tăng cân mỗi tháng tiếp theo khoảng 225g và khoảng 1,2cm về chiều cao.
- 2-3 tuổi: Bé sẽ tăng thêm khoảng 10cm chiều cao và khoảng 3kg cân nặng.
- 3-4 tuổi: ở độ tuổi đi học mẫu giáo, bé sẽ tiếp tục tăng thêm chiều cao, đạt mức 90-100cm. Đồng thời, cân nặng khoảng 11-12kg.
- Từ 5 tuổi đến khi dậy thì: Giai đoạn này, chiều cao và cân nặng của bé sẽ phát triển cực nhanh. Nhanh nhất là khoảng 10-15 tuổi, gần với thời gian dậy thì. Bé trai đạt được chiều cao tối đa của mình ở năm 17 tuổi. Bé gái thì 2 năm sau khi kinh nguyệt lần đầu xảy ra.
Kết luận
Việc nắm được chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sẽ giúp bố mẹ biết được bé có đang phát triển đúng về thể chất không. Từ đó cắt giảm, bổ sung chất dinh dưỡng để đảm bảo bé có cân nặng cân bằng, không thừa cân hoặc không suy dinh dưỡng. Vì một trong hai trường hợp này đều nguy hiểm cho bé.
Đọc thêm: Sữa non cho trẻ sơ sinh- Nên am hiểu sâu để tránh những sai lầm