Có nhiều lưu ý quan trọng mà chị em cần nắm trong cách cho bé bú bình đúng cách.
Cần làm gì trước khi cho bé bú bình? Tư thế bú bình như thế nào là đúng? Nên cho bé bú bình trong bao lâu? Làm sao để bé bú bình được nhiều?
Dưới đây là bài viết chia sẻ 9 bước chuẩn không cần chỉnh khi cho bé bú bình.
Cùng áp dụng ngay nhé!
Cách cho bé bú bình đúng cách với 9 bước
Bước 1: Chọn đúng loại bình sữa và núm ti phù hợp
Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất quyết định đến việc bé có chịu bú bình hay không.
Thiết kế bình sữa với núm ti giống ti mẹ và dòng chảy sữa phù hợp với tốc độ uống của bé sẽ giúp bé hào hứng hơn với việc bú bình.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại núm ti và bình sữa phù hợp với mọi tiêu chí. Ưu tiên chọn loại bình sữa có chất liệu tốt, có cơ chế chống sặc, núm ti mô phỏng như ti mẹ, cấu tạo đơn giản và có thể vệ sinh dễ dàng.
Trong quá trình bé bú bình, mẹ cần theo dõi để xem nhu cầu của bé và thay đổi bình sữa với núm ti cho phù hợp.
Đọc thêm: Top 5 bình sữa nào tốt cho trẻ sơ sinh bán chạy nhất 2021
Bước 2: Rửa tay thật sạch
Đây là bước quan trọng không kém nhưng không nhiều mẹ để ý và lãng quên.
Rửa tay thật sạch bằng xà bông diệt khuẩn trước khi dùng cầm nắm các dụng cụ và pha sữa. Điều này đảm bảo vi khuẩn không bám vào núm ti, bình sữa ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Rửa tay sạch cũng đảm bảo vệ sinh hơn khi bạn pha sữa, tránh làm hư sữa gây đau bụng, đầy hơi cho bé.
Bước 3: Tiệt trùng bình sữa, núm ti
Vệ sinh dụng cụ pha sữa là điều vô cùng cần thiết. Vì khi không sử dụng, bụi bẩn, vi khuẩn sẽ sinh sôi, bám vào dụng cụ pha sữa gây mất vệ sinh.
Tiệt trùng bình sữa, núm ti thật kỹ qua nước sôi. Các loại bình sữa tốt hiện nay đều có khả năng chịu nhiệt rất tốt, vì vậy, ban không cần lo lắng khi tiệt trùng. Có thể sử dụng máy hâm sữa để tiệt trùng nhanh và đảm bảo hơn nhé.
Nếu dùng sữa mẹ, cần tiệt trùng luôn dụng cụ vắt sữa trước khi vắt sữa cho an toàn.
Bước 4: Pha sữa vào bình
Nếu sữa mẹ đã được vắt từ trước, hãy kiểm tra xem sữa mẹ đã bị hỏng chưa.
Nếu dùng sữa công thức, pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cho vào bình. Kiểm tra độ ấm của sữa trước khi cho bé uống bằng cách đổ vài giọt ra tay để ước lượng nhiệt độ.
Nếu sữa bị nguội, hãy hâm lại sữa bằng máy hâm sữa ở nhiệt độ thích hợp. Tránh bé bị bỏng.
Bước 5: Kiểm tra dòng chảy của núm ti
Cần kiểm tra dòng chảy của núm ti để xem sữa có chảy đều hay không. Tránh trường hợp sữa chảy không đều, bị mắc kẹt không chảy ra thì bé sẽ không mút được.
Hãy dốc ngược sữa ở nhiệt độ phòng để kiểm tra. Nếu sữa chảy chậm, hãy lắc nhẹ bình và kiểm tra lại.
Việc lựa chọn núm ti phù hợp là điều cần thiết.
- Bé từ 0-3 tháng tuổi: Chọn núm ti có tốc độ nhỏ giọt chậm, thiết kế ít lỗ nhỏ giọt hoặc lỗ nhỏ giọt nhỏ.
- Bé từ 3- 6 tháng tuổi: Chọn núm ti có tốc độ nhỏ giọt trung bình, thiết kế lỗ nhỏ giọt vừa phải.
- Bé 6 tháng tuổi trở lên: Chọn núm ti có tốc độ nhỏ giọt nhanh, thiết kế 3 lỗ nhỏ giọt trở lên sẽ theo kịp tốc độ bú sữa của bé.
Bước 6: Tư thế cho bé bú bình đúng cách
Mẹ chọn tư thế ngồi thật thoải mái rồi đặt bé vào trong lòng theo chiều hước dốc. Hãy đảm bảo đầu của bé luôn cao hơn so với cơ thể bé.
Tránh để đầu bé ngửa ra đằng sau mà hãy đỡ lấy đầu của bé để bé thoải mái bú sữa.
Tuyệt đối không để bé ngồi hay nằm ngửa, nằm nghiêng khi bú vì như vậy trẻ sẽ dễ bị sặc sữa.
Không nên nhét thằng bình sữa vào miệng bé mà hãy dùng đầu núm ti quệt nhẹ vào miệng bé để bé tự động há miệng. Lúc này hãy cho bình sữa vào.
Không được cho bé bú bình khi bé đang quấy khóc, lăn lộn, giãy dụa quá nhiều. Như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa, trào ngược da dày.
Bước 7: Giữ cho núm ti luôn đầy sữa khi bé bú
Giữ cho núm ti luôn đầy sữa là cách để bé tránh nuốt phải phần khí hơi, dẫn đến tình trạng nôn, trớ.
Luôn để đầu bình sữa ở trạng thái nghiêng để sữa luôn được đầy ở núm vú. Đừng lo lắng sữa chảy quá nhiều vào miệng bé, bởi bạn đã kiểm tra tốc độ chảy của sữa từ trước rồi mà.
Không để bình sữa nằm ngang khiến cho núm ti không được đầy sữa.
Trong quá trình bé bú bình, nếu núm ti bị bẹp lại, hãy nhét một ngón tay sạch vào một góc miệng của bé để bé có thể tiếp tục bú.
Bước 8: Vỗ ợ hơi cho bé
Vỗ ợ hơi là việc làm cần thiết mà các mẹ nên thực hiện trong và sau khi bé bú.
Trong lúc bé bú, nếu bé quấy khóc, hãy dừng ngay việc cho bé bú và tiến hành vỗ ợ hơi cho bé trước khi tiếp tục cho bé ăn.
Khi bé có dấu hiệu bú no, hãy lấy bình sữa ra khỏi miệng bé. Đặt bé tự vào bố me sao cho ngực bé áp với ngưc bố mẹ và tiến hành vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi.
Nếu bé nôn trớ ra môt ít sữa, đừng lo lắng, hãy dùng khăn lau thật sạch miệng bé khi bé nôn xong.
Sau đó, bế bé tư thế thẳng lưng thêm một chút nữa rồi đặt con nằm nghiêng bên trái, kê gối cao trong vòng 15 phút trước khi cho bé đổi tư thế khác.
Bước 9: Không giữ lại phần sữa thừa
Khi bé nôn trớ, không nên cho bé tiếp tục bú ngoại trừ khi bé muốn bú thêm.
Nhiều mẹ vẫn giữ lại phần sữa thừa kể cả sữa mẹ lẫn sữa công thức. Điều này tuy tiết kiệm sữa nhưng lại không đảm bảo vệ sinh hoàn toàn cho sữa và làm thay đổi chất lượng sữa dù có bảo quản kỹ đến đâu.
Hãy pha sữa với một lượng vừa đủ với khẩu phần của bé, và nên bỏ đi phần sữa thừa còn lại. Pha mới sữa cho lần bú tiếp theo của con.
Đọc thêm: Có nên sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh không?
Những lưu ý trong cách cho bé bú sữa đúng cách
Trong quá trình bé bú bình, mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
- Mỗi trẻ đều có một khả năng tiếp nhận sữa khác nhau, có trẻ bú được nhiều, có trẻ bú được ít. Vì vậy, mẹ cần theo dõi khả năng của bé sau mỗi lần cho bé bú để biết chính xác lượng sữa bé cần.
- Không ép bé uống sữa khi bé có biểu hiện đã no hoặc không muốn tiếp tục uống.
- Trẻ sinh non dưới 3 tháng tuổi cần khoảng 200ml sữa công thức cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Trẻ sinh thường cần 150ml.
- Trẻ 3-6 tháng tuổi cần 120ml sữa/1kg trọng lượng cơ thể.
- Trẻ trên 6 tháng tuổi cần 100ml sữa/1kg trọng lượng cơ thể và có kết hợp thêm ăn dặm.
- Theo dõi bé trong quá trình bé bú, không nên để bé tự bú một mình. Đôi khi tình trạng sặc sữa xảy ra cần phải được ứng phó kịp thời.
- Không nên để bé ngủ khi bú bình vì nguy cơ nghẹt thở là rất cao. Đồng thời, dòng sữa chảy vào miệng bé không được lau chùi sẽ dễ dẫn đến sâu răng.
- Thời gian bú sữa của bé không có giới hạn chung nhất định. Đối với trẻ sơ sinh, thời gian bú mỗi cử có thể từ 20-30 phút. Đối với bé từ 3-4 tháng tuổi cần 5-10 phút cho mỗi cử bú. Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, thời gian bú có thể còn nhanh hơn nữa. Việc bú bình còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nên bé có thể mất nhiều thời gian hơn cho việc bú sữa từ bình.
Đọc thêm: Vì sao bé không chịu bú bình? 5 tuyệt chiêu gỡ rối giúp mẹ
Kết luận
Mẹ cần nắm từng bước quan trọng và những lưu ý nếu trên để đảm bảo cho bé bú bình đúng cách.
Việc chăm con không dễ dàng mà cần đòi hỏi sử tỉ mỉ, kiên nhẫn, đặc biệt là khi con đang ở khoảng thời gian đầu đời này.