Câu hỏi “Cốc nguyệt san có làm mất trinh không” được rất nhiều chị em thắc mắc.
Bởi vì chúng ta phải đưa nó vào bên trong âm đạo nên chị em lo ngại là đúng.
Đây là bài viết nó về màng trinh, về trinh tiết, về cốc nguyệt san và lời khuyên của mình như là một người đi trước.
Cùng bắt đầu nào!
Màng trinh là gì?
Màng trinh là vốn là điều thiêng liêng và đáng gìn giữ đối với phụ nữ Á Đông.
Bởi vì họ quan niệm rằng mất màng trinh là mất đi trinh tiết.
Đây là quan niệm vô cùng sai lầm mà mình sẽ đề cập ở phần sau.
Màng trinh là gì?
Về mặt sinh học, màng trinh là lớp màng mỏng thuộc bộ phận sinh dục nữ. Đặc tính rất mỏng nên rất dễ rách không những khi quan hệ tình dục mà còn có thể bị trong quá trình vận động mạnh.
Màng trinh nằm bên trong âm đạo, có độ sâu từ 2-4cm và đường kính 1-1,5mm.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà màng trinh có độ dài mỏng khác nhau.
Và không phải phụ nữ nào cũng có màng trinh. Nhiều bé gái khi sinh ra đã không có.
Chức năng của màng trinh chính là bảo vệ âm đạo, tránh cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Đặc biệt, những em gái vẫn còn màng trinh thường sẽ không bị đau bụng nhiều trong những ngày đèn đỏ.
Tuy nhiên, chức năng quan trọng nhất vẫn chính là chứng minh sự trinh tiết của người phụ nữ.
Sử dụng cốc nguyệt san có làm rách màng trinh không?
Như đã đề cập ở trên, tùy cơ địa mỗi người mà màng trinh dày hoặc mỏng.
Nếu màng trinh dày, khả năng sử dụng cốc nguyệt san bị rách màng trinh là rất thấp.
Nếu màng trinh mỏng, cốc nguyệt san có khả năng cao làm rách màng trinh.
Đồng thời, chiều cao của cốc nguyệt san thường rơi vào 4-5cm. Kích thước này hoàn toàn có thể khiến cốc nguyệt san chạm vào màng trinh. Đồng thời, trong quá trình sinh hoạt có thể làm rách màng trinh.
Tùy vào quan điểm của mỗi người về sự quan trọng của màng trinh mà có nên sử dụng cốc nguyệt san hay không.
Cá nhân mình nghĩ rằng nền văn hóa Á Đông đều rất coi trọng nó.
Chính vì vậy, nếu có em gái mà em gái chưa quan hệ lần nào, mình vẫn khuyên là không nên dùng. Bởi vì dù là cấu tạo màng trinh mỏng hay dày, thì khả năng bị rách màng trinh là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chị em nào đã quan hệ, sinh nở, hoặc chị em không quá quan trọng về việc bảo vệ màng trinh, thì hoàn toàn có thể sử dụng.
Bởi vì cốc nguyệt san thật sự tốt và chị em nên thay đổi thói quen ngay từ bây giờ.
Đọc thêm: Cốc nguyệt san: Tui đã thử còn bạn?
Sử dụng cốc nguyệt san có làm mất trinh không?
Nhiều chị em đã nhầm lẫn lớn rằng việc rách màng trinh đồng nghĩa với việc mất trinh tiết.
Rách màng trinh nghĩa là lớp màng mỏng trong âm đạo dưới sự tác động lực gây rách.
Mất trinh tiết giải thích hơi thô nghĩa là đã quan hệ tình dục rồi.
Hai khai niệm này hoàn toàn khác nhau.
Vì sao?
- Màng trinh có thể dễ dàng bị rách bởi sự vận động mạnh, như đạp xe, chơi thể thao…
- Nhiều em gái bẩm sinh đã không có màng trinh. Vì cơ bở không phải ai sinh ra đều có.
- Nhiều màng trinh dày, khỏe thường không khiến bạn chảy máu trong lần quan hệ đầu…Mà phải ở những lần sau, màng trinh mới bị phá vỡ…
Nhiều anh chị em chưa am hiểu tường tận sẽ nghĩ “lần đầu làm chuyện ấy” mà không bị chảy máu nghĩa là đã bị mất trinh tiết.
Điều này không có cơ sở khoa học nhé.
Chính vì vậy, nếu hỏi rằng sử dụng cốc nguyệt san có làm mất trinh không, câu trả lời là không nhé.
Nó có thể khiến bạn bị rách màng trinh. Nhưng để khiến bạn mất trinh tiết thì phải thông qua lần đầu tiên quan hệ tình dục.
Thực tế là, chẳng lẽ người ta hỏi “ai đã làm bạn mất trinh” và bạn trả lời là do cái cốc nguyệt san?
Không hợp lí một chút nào đúng không?
Đọc thêm: Top 5 loại cốc nguyệt san tốt nhất không nên bỏ qua
Kết luận
Mình nghĩ là chị em đã có câu trả lời cho vấn đề ” cốc nguyệt san có làm mất trinh không” rồi đúng không nào?
Khả năng làm rách màng trinh là hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhưng trinh tiết có mất hay không thì không phải do sử dụng cốc nguyệt san nhé.
Cá nhân mình không khuyến khích chị em vẫn còn màng trinh mà sử dụng cốc nguyệt san.
Vì suy cho cùng, chúng ta đang sống trong nền văn hóa coi trọng điều đó.
Tuy nhiên, nếu chị em cởi mở trong vấn đề này, sử dụng cốc nguyệt san thật sự là một điều tuyệt vời!
Chúc chị em có những “ngày đèn đỏ” dễ chịu nhé!