Trẻ chậm phát triển trí não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của bé khi lớn lên.
Mẹ cần nắm được những dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh chậm phát triển trí não từ đó áp dụng các phương pháp đúng đắn cho tình trạng này.
Chậm phát triển trí não là gì?
Trẻ chậm phát triển trí não là những trẻ có những khiếm khuyết về mặt não bộ. Những đứa trẻ này thường kém thông minh, IQ thấp hơn những bạn học cùng trang lứa, phản ứng chậm chạp trong các phương diện tự chăm sóc cá nhân, đối thoại, hành xử với người xung quanh.
Trẻ có thể không thể tự kiểm soát hành vi của mình nên dễ phản kháng, kích động với những tình huống tưởng chừng đơn giản.
20 biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí não
Dưới đây là 20 biểu hiện mẹ cần hết sức chú ý trong quá trình nuôi dạy con.
- Trẻ không đạt được các cột mốc phát triển bình thường, chậm hơn so với ban bè cùng tuổi.
- Biết ngồi, đi bộ hoặc bò khá trễ
- Biết nói trễ hoặc không nói rõ ràng
- Không thể ghi nhớ ngắn hạn
- Không thể hiểu những điều đơn giản
- Không thể suy nghĩ logic
- Gặp khó khăn trong học tập, lười học
- Cư xử như trẻ nhỏ đối với một số bé dù đã lớn
- Không thể tự quyết định những vấn đề cá nhân đơn giản.
- Khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi ngoài hoặc ăn.
- Quá phụ thuộc vào người lớn.
- Hiếu chiến với những việc nhỏ nhặt, có thể gây thương tích cho người khác
- Rối loạn tâm thần, nói năng lộn xộn, không có nghĩa
- Bướng bỉnh, cáu gắt, khó dỗ
- Tự gây ra thương tích cho bản thân, không tự kiểm soát được hành vi
- Khó khăn trong việc tiếp xúc nói chuyện với người khác
- Gặp khó khăn trong việc chú ý, tập trung, đặc biệt trong học tập
- Thiếu tự tin khi giao tiếp, không thích ra ngoài, ngại đám đông.
- Thụ động trong mọi hoạt động.
- Khả năng chịu đựng thấp. Phản ứng mạnh không không đạt được điều mình muốn.
Phân loại mức độ trẻ chậm phát triển trí não
Có thể phân làm 4 cấp độ phát triển trí não chậm ở trẻ như sau:
Trẻ chậm phát triển trí não mức nhẹ |
|
Trẻ chậm phát triển trí não mức trung bình |
|
Trẻ chậm phát triển trí não nặng |
|
Chậm phát triển trí não rất nặng |
|
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí não
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí não ở trẻ chưa hoàn toàn được tìm thấy.
Tuy nhiên, 40% nằm ở những nguyên nhân sau:
Do di truyền
Nguyên nhân di truyền chiếm đến 30% các trường hợp bị chậm phát triển trí não.
Những dị thể từ bố mẹ có khả năng rất cao là truyền sang cho con, khiến con cũng gặp tình trạng tương tự cha mẹ.
Do chính bản thân bố mẹ
Bố mẹ tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến con.
Mẹ bị ngộ độc rượu khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến trí não con sau này, đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ.
Nếu mẹ mắc các căn bệnh như rubella, bệnh nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, rối loạn tuyến sữa hoặc bị nhiễm virus cytomegalovirus… trong lúc mang thai thì khả năng cao ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ khi trẻ chào đời.
Mẹ bị bệnh cao huyết áp và tình trạng này xảy ra thường xuyên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé.
Trẻ sinh ra bị khuyết tật ống thần kinh cũng có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí não.
Do các căn bệnh trẻ mắc phải khi còn nhỏ
Những căn bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà và cường giáp trẻ mắc phải khi còn nhỏ mà không được chăm sóc điều trị kỹ lưỡng cũng sẽ ảnh hưởng đến trí não trẻ.
Viêm não, viêm màng não cũng có khả năng gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
Tác động vật lý vùng đầu như ngã từ trên cao, tai nạn giao thông… cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trí não phát triển kém.
Do chế độ ăn uống và môi trường sống
Trong quá trình mang thai, mẹ không ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Hoặc sau khi sinh, bé không được cung cấp đủ sữa mẹ hoặc các nguồn dinh dưỡng khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy ở trẻ.
Bố mẹ, hoặc bé tiếp xúc nhiều với các chất độc hại như thủy ngân, chì, hóa chất khác có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và trí não trẻ.
Cách điều trị bệnh chậm phát triển trí não ở trẻ
Trẻ chậm phát triển trí não thường thiếu tập trung, học tập kém, trí nhớ không tốt. Điều này cực kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về lâu dài.
Có câu ” Trẻ nhỏ dễ dạy”. Nếu không điều trị và giải quyết dứt điểm căn bệnh này, khi trẻ lớn lên sẽ rất khó cải thiên, trẻ không thể hòa nhập tốt cộng đồng.
Dưới đây là các cách mà mẹ có thể áp dụng để giúp con:
- Ngay từ khi mang thai, mẹ hãy ý thức việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, sống trong môi trường trong lành, hạn chế dùng chất kích thích và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là DHA, FDA.
- Khi bé chào đời, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con được phát triển toàn diện. Bên cạnh sữa mẹ, bổ sung thêm các loại sữa công thức khác, các thực phẩm chức năng giúp bé phát triển trí não tốt hơn.
- Luôn bên cạnh con, tâm sự, lắng nghe con, dịu dàng với con, khơi gợi hứng thú cho con hơn.
- Cùng con học tập, giúp con hòa nhập với bạn bè.
- Cho con học nhảy, hát, hoặc tham gia các hoạt động cộng đồng với các bạn cùng lứa. Luôn ở bên con trong quá trình này.
- Đọc thêm nhiều tài liệu chính thống về biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí não để hiểu hơn về con và có cách chung sống với con tốt nhất.
- Tham gia các cộng đồng làm cha mẹ, cộng đồng của trẻ có tình trạng tương tự, để nhận được lời khuyên hữu ích.
- Đưa con đi gặp bác sĩ khi thấy tình trạng của con không khả quan để nhận được sự tư vấn và phát đồ điều trị tốt nhất từ sớm.
Kết luận
Chăm con không hề dễ dàng. Chăm con đang gặp vấn đề về trí tuệ càng khó khăn hơn. Ở Việt Nam, tình trạng trẻ chậm phát triển trí não đang không ngừng tăng lên qua mỗi năm. Vì vậy, hãy để ý đến con nhiều hơn để con có được sự phát triển bình thường.
Đọc thêm: Review cốm trí não G-Brain cho trẻ: Chuyên gia và người dùng nói gì?
Nguồn tham khảo: momjunction.com