Chúng tôi hiểu việc chuyển sang làm mẹ không phải là một nhiệm vụ nhỏ. Và các mẹ có thể nảy sinh một số cảm giác e ngại về việc có thể chăm sóc cho em bé của mình.
Đừng lo lắng. Dù các mẹ có tin hay không thì cơ thể các mẹ đã có chín tháng thời gian chuẩn bị. Và nó đã sẵn sàng để đón nhận thử thách.
Các mẹ đang thắc mắc điều gì về sữa non cho trẻ sơ sinh? Mẹ muốn biết công dụng của sữa non, cách sử dụng sữa non cho bé? Những sai lầm cần tránh khi sử dụng sữa non? Hay làm sao để có sữa non cho cho sơ sinh khi khi chẳng may mẹ bị tắt sữa. Đọc tiếp để tìm hiểu tất cả những điều này và hơn thế nữa nhé!
Sữa non là gì ? Đặc điểm của sữa non
Sữa non hay sữa đầu, (tên khoa học gọi là colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, được ví như một thực phẩm vàng cho trẻ mới sinh.
Sữa non được tạo ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thường là khoảng tháng thứ sáu đến tháng thứ bảy. Sữa non vẫn còn tồn tại trong một vài ngày sau khi sinh. Nó là một loại sữa đặc, dính và có màu từ gam vàng đến cam.
Khoảng tháng thứ 7, thai phụ bắt đầu có dấu hiệu tiết sữa non. Một số người mẹ thấy ngực mình chảy sữa tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Một số người mẹ khác không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt. Ban đầu, người mẹ sẽ thấy đầu núm vú có những gợn trắng, trông giống như mụn. Đó là dấu hiệu cảnh báo bạn chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó (có khi kéo dài đến hàng tuần) mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.
Mặc dù khối lượng ít, nhưng sữa có nồng độ dinh dưỡng cao, rất giàu chất đạm, kháng thể, vitamin A và bạch cầu. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành. Vì nó chứa nhiều thành phần quan trọng khác như immunoglobulin, các yếu tố tăng trưởng, kháng thể, vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin….
Công dụng của sữa non cho trẻ sơ sinh
- Có hàm lượng cao các protein
- Có hàm lượng chất béo thấp, do đó trẻ có thể dễ dàng hấp thụ. Sữa non cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong một thể tích dung dịch thấp. Điều này rất có ích với trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa vẫn đang trong quá trình hình thành.
- Hỗ trợ cho các em bé dễ thải hết phân su.
- Góp phần giúp ngăn ngừa bệnh vàng da.
- Ngăn không cho đường ruột của trẻ sơ sinh bị thấm, vì nó giúp niêm kín các lỗ, tạo ra rào cản với đường tiêu hóa chống lại các chất lạ và nhạy cảm bên ngoài được người mẹ hấp thụ.
- Sữa non có các loại kháng thể giúp chống lại việc bị nhiễm trùng, giúp chủng ngừa khỏi các bệnh mãn tính.
- Sữa non có bạch cầu, một loại tế bào trắng với khối lượng lớn giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, vi rút và vi khuẩn.
- Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụng phụ. Nó thể được coi là một loại vắc xin tự nhiên tuyệt đối an toàn.
Sữa non rất quan trọng đối với em bé của bạn. Đây là bữa ăn đầu tiên hoàn hảo cho trẻ sơ sinh. Giúp tăng cường kháng thể cho trẻ để có một bước khởi đầu có lợi trong cuộc sống.
Lợi ích của việc cho con bú sữa non đối với mẹ
- Giúp phục hồi. Nó có thể giúp tử cung của bạn trở lại kích thước trước khi mang thai nhanh hơn.
- Giúp giảm cân. Cơ thể sản xuất sữa đốt cháy thêm calo.
- Có thể giúp bạn giữ lại chất sắt. Cho con bú giúp bạn không có kinh nguyệt trở lại, điều này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt sau khi sinh.
- Thúc đẩy các hormone tốt. Cho phép cơ thể tiết ra hormone (như oxytocin) giúp bạn gắn kết với em bé của mình.
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Giảm nguy cơ mắc bệnh nhũ hoa và buồng trứng, ung thư, bệnh tim và Bệnh tiểu đường.
- Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một nghiên cứu chỉ ra rằng lợi ích thậm chí còn lớn hơn khi bạn cho con bú dài hơn 4 tháng.
Những hiểu lầm đáng tiếc về sữa non của một số bà mẹ
Trên thực tế, có không ít bà mẹ còn có những hiểu lầm về sữa non. Rằng sữa non không có chất, cần vắt bỏ sữa non trước khi cho bé bú. Bé bú sữa non của mẹ có thể bị đau bụng. Đặc biệt đối với những mẹ sinh mổ, việc bỏ lỡ cho bé bú trong những ngày đầu tiên là rất thường gặp…
Theo một khảo sát gần đây, vẫn có 42% người Việt vắt bỏ sữa non trong những ngày đầu sau sinh. Sau đó họ chờ đến khi hết “cái sữa trong trong”. Rồi nào là phải “nhồi xôi nóng cho sữa trong vú mau chín” và sữa đã “chuyển màu trắng” thì trẻ mới được bú mẹ. Vì thế những giọt sữa “vàng” quý giá đã bị lãng phí. Đây là hậu quả của những ngộ nhận đáng tiếc trong xã hội.
Bởi chính những hiểu lầm trầm trọng trên mà trẻ mất cơ hội được nhận trọn vẹn nguồn sữa non quý giá – nguồn dưỡng chất giúp bé tránh khỏi nhiều bệnh tật về sau.
Cách để bé bú sữa non đúng cách nhất
Bạn có thể thấy sữa non cho trẻ sơ sinh là cực kỳ quan trọng, thế nhưng việc dành ra 72 giờ đầu tiên cho bé bú nghe tưởng dễ nhưng thực tế lại không phải như vậy. Để sữa non có thể về, tiết ra ngay khi bé cần thì mẹ cần nắm rõ và thực hiện những điều sau:
Trong thời gian mang thai
Để có sữa non cho bé bú ngay sau khi sinh, mẹ cần có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian mang thai. Mẹ cần ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Điều này sẽ hỗ trợ cho sự phát triển hoàn thiện các tuyến vú sản xuất sữa.
Sau khi sinh em bé
Ngay khi sinh bé xong, mẹ nên cho bé tiếp xúc da kề da sớm nhất có thể để kích thích hormone oxytocin sản sinh nhiều hơn. Đồng thời cho bé bú trực tiếp để “bật công tắc” cho các tuyến vú hoạt động. Thời điểm tốt nhất có thể là từ 30 phút đến một giờ sau khi sinh.
Điều quan trọng là mẹ cần vệ sinh bầu vú sạch sẽ trước khi cho bé bú. Đồng thời nên bổ sung thực đơn giàu dinh dưỡng, đủ chất và khoa học.
Những lý do sữa non cho trẻ sơ sinh chưa về thường gặp
Tâm lý lo lắng, căng thẳng của mẹ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chưa có sữa sau sinh. Một trong những nguyên nhân thường gặp chính là tâm lý của mẹ bầu. Như đã nói ở trên, thông thường những ngày đầu lượng sữa non rất ít, mẹ bầu sẽ lầm tưởng sữa chưa về. Điều này dẫn đến tâm lý lo lắng, căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ. Những lo ngại về việc mẹ không có sữa còn làm giảm đi cơ hội bú của trẻ. Hơn nữa còn làm giảm kích thích lên vú và từ đó gây tình trạng không tiết sữa thật sự ở mẹ.
Ngoài ra, một số mẹ có tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm sau sinh cũng là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng tiết sữa kém.
Tâm lý căng thẳng hoặc mất cân bằng nội tiết tố là ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa
Mất cân bằng nội tiết ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ
- Đái tháo đường. Insulin cũng đó một vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa. Vì vậy, tình thiếu hụt insulin (đái tháo đường type 1) hoặc tình trạng đề kháng insulin (đái tháo đường type 2) cũng có thể gây nên tình trạng sữa tiết sữa kém. Để cải thiện khả năng tiết sữa hiệu quả. nên kiểm soát đường huyết tốt ở những bệnh nhân có đái tháo đường.
- Bệnh lý tuyến giáp. Những hormone tuyến giáp cũng góp phần vào chức năng tiết sữa của tuyển vú. Việc tăng hoặc giảm hoạt động của những hormone này có thể gây nên tình trạng tăng hoặc giảm sản xuất sữa.
- Các bệnh lý tại tuyến yên: Tuyến yên đảm nhận vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiết sữa thông qua hai hormone chính là prolactin và oxytocin. Nếu mẹ mất máu quá nhiều sau sinh có thể gây nên suy giảm chức năng tuyến yên hoặc trường hợp hiếm như xuất huyết não hoặc khối u cũng có thể làm suy giảm hoạt động tại tuyến yên.
Các nguyên nhân khác
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa
Ngoài ra, một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo sữa của tuyến vú. Vì vậy nếu sử dụng thuốc hậu sản, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tình trạng chuyển dạ kéo dài, khó sinh, can thiệp mổ lấy thai cũng có thể làm tăng tình trạng stress ở mẹ và làm chậm tiết sữa.
Trẻ có thể ăn gì khi sữa mẹ chưa về?
Như đã đề cập ở trên, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt là sữa non chứa nhiều loại kháng thể từ mẹ. Điều này giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên trong những trường hợp mẹ chậm tiết sữa,các mẹ có thể lựa chọn 1 trong 2 cách:
Ngân hàng sữa mẹ được hiến tặng
Nếu mẹ có bệnh lý không cho bú được hoặc mẹ không có sữa, sữa non cho trẻ sơ sinh có thể lấy từ các ngân hàng sữa mẹ được các mẹ bầu hiến tặng. Tại Việt Nam, hiện đã có hai ngân hàng sữa mẹ được thành lập tại TP Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng.
Sữa non cho trẻ sơ sinh dạng sữa công thức
Có rất nhiều loại sữa công thức trên thị thường, cả trong vào ngoài nước, và hầu hết các hãng sữa sẽ cố gắng tạo thành phần sữa công thức giống sữa mẹ. Trong giai đoạn đầu sau sinh, sữa mẹ có dạng là sữa non. Vì thế các mẹ bầu nên chọn các loại sữa có công thức giống với sữa non (colostrum milk).
Sử dụng sữa non công thức thay thế tạm thời, vậy nên mẹ bầu nên thư giãn và giải tỏa tâm lý căng thẳng. Đồng thời cố gắng mát-xa vú hàng ngày. Tiếp tục cho trẻ bú vú mẹ trực tiếp, động tác trẻ mút núm vú sẽ giúp cơ thể tăng tiết oxytocin và prolactin. Những hormone này sẽ kích thích tuyến vú sản xuất và tiết sữa cho trẻ. Nếu tình trạng sau đó tiếp tục không cải thiện, các mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn kịp thời.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ thông tin Chuonchuoncon.com tổng hợp được về sữa non cho trẻ sơ sinh. Sữa non là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, quan trọng nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Mẹ hãy cố gắng rèn luyện thể chất, bồi bổ sức khỏe và có phương pháp kích sữa an toàn để đảm bảo có sữa non cho con. Và các mẹ hãy tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo của Chuonchuoncon.com. Chuonchuoncon.com sẽ luôn đồng hành với mẹ trên suốt chặng đường nuôi con bằng sữa mẹ !