Không phải lúc nào mẹ cũng ở bên cạnh bé nên việc các bé không hợp tác trong việc bú bình khiến các mẹ vô cùng đau đầu.
Dưới đây là những nguyên nhân giải thích vì sao bé không chịu bú bình và cách giải quyết.
Cùng theo dõi nhé!
Vì sao bé không chịu bú bình?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Không bú bình vì chưa thật sự đói
Thường thì bé rất thích mút ti mẹ mặc dù đã no hoặc không đói. Vì vậy, mẹ thường nhầm lẫn rằng bé vẫn còn muốn uống sữa vì vậy cho bé bú bình.
Nếu chưa quen bú bình, trẻ sẽ chỉ bú bình khi thật sự đói. Nếu không, trẻ sẽ vô cùng khó chịu và không chịu hợp tác.
Bé chưa quen với việc sử dụng bình bú
Dù thiết kế của núm ti có giống ti mẹ đến cỡ nào thì bé cũng sẽ nhạy cảm nhận ra được sự khác biệt.
Thời gian đầu trẻ sẽ chưa quen và không chịu bú bình. Tuy nhiên, khi trẻ đã dần quen và biết bú bình thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Thiết kế núm ti bình sữa quá cứng
Núm ti là phần tiếp xúc trực tiếp với bé. Núm ti cứng không những không giống ti mẹ, mà còn làm khó cho bé trong việc mút sữa. Từ đó bé bài xích và không muốn bú bình.
Sử dụng sữa công thức khi bé chưa muốn uống
Vì một vài lý do khiến mẹ không thể cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì vậy, mẹ dùng đến sữa non công thức để hỗ trợ. Tuy nhiên, khi bé đang quen với mùi sữa mẹ thật khó để chuyển sang sữa công thức vì mùi vị của chúng không giống nhau. Từ đó, bé không chịu bú bình.
Bé đến giai đoạn mọc răng
Khi bé mọc răng sẽ có tình trạng ngứa lợi. Lúc này, bé có xu hướng cắn chặt hai hàm vào nhau, cắn chặt núm ti chứ không chịu bú bình.
Đọc thêm: Sữa non cho trẻ sơ sinh- Nên am hiểu sâu để tránh những sai lầm
Bé không chịu bú bình phải làm sao?
Bé không chịu bú bình khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Không phải lúc nào nguồn sữa mẹ cũng dồi dào theo thời gian bé lớn. Cũng không phải lúc nào me cũng ở bên để cho bé bú ti kịp thời. Nếu không giải quyết tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp dưỡng chất cho bé.
Dưới đây là một số biện pháp do các bác sĩ khoa nhi đưa ra:
Chỉ nên cho bé bú bình khi thật sự đói
Khi bé thật sự đói, muốn uống sữa, muốn nạp năng lượng, việc dỗ bé bú bình sẽ dễ dàng hơn. Khi bé no, cho dù có là sữa mẹ thì bé không sẽ không chịu bú, chứ đừng nói đến bú bình.
Chuyển hướng chú ý của bé khi bú bình
Đối với những bé bài xích việc bú bình, cần chuyển hướng sự chú ý của bé lên một sự việc khác, để bé quên đi việc đang bú bình. Đó có thể là các đồ chơi, âm thanh hoặc tivi, nhạc cụ… Từ đó, bé bú tốt hơn và lâu dần hình thành thói quen này.
Bắt đầu cho bé bú bình bằng sữa mẹ
Việc cho bé bú bình trước tiên cần phải dùng sữa mẹ. Sữa mẹ tạo cảm giác quen thuộc cho bé, bé sẽ không phản kháng. Một thời gian khi trẻ đã quen với bình sữa, mẹ có thể pha sữa công thức cho bé uống. Tuy nhiên, nếu có đủ nguồn sữa mẹ, bạn nên cho bé uống hoàn toàn bằng sữa mẹ nhé.
Làm ấm sữa trong bình trước khi cho bé uống
Con thường quen với dòng sữa mẹ ấm nóng. Vì vậy, cũng phải đảm bảo sữa ấm ở nhiệt độ vừa phải để bé dần quen với việc bú sữa từ bình. Bạn có thể tham khảo các dòng máy hâm sữa tốt giá rẻ tại đây.
Thay đổi núm ti bình sữa phù hợp
Núm ti bình sữa không chỉ đòi hỏi sự an toàn về chất liệu, thiết kế mà còn phải mô phỏng giống với ti mẹ. Núm ti to, mềm mại, tạo cảm giác bé đang bú ti mẹ chứ không phải bú bình. Nên vứt những núm ti cứng, khó mút.
Đọc thêm: Review bình sữa Comotomo có tốt không? Mua ở đâu chính hãng?
Nếu trong trường hợp đã thực hiện tất cả các cách mà bé vẫn không chịu bú bình, để bổ sung kịp thời và đầy đủ dinh dưỡng cho bé, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
- Đút sữa cho bé bằng muỗng. Mặc dù sẽ tốn thời gian và công sức nhiều hơn, nhưng đây là cách bạn cần áp dụng ngay để bé không bị đói.
- Cho bé uống sữa bằng cốc khi bé đã đủ khả năng để có thể sử dụng cốc.
- Tăng thức ăn dặm của bé lên vừa đủ để cung cấp dưỡng chất cho bé tốt hơn.
Kết luận
Việc tập cho bé bú bình không thể thực hiện ngày một ngày hai. Bé cần nhiều hơn thời gian để có thể làm quen với bình sữa. Việc lựa chọn bình sữa như thế nào để bé hợp tác là một vấn đề quan trong các mẹ cần lưu tâm.
Không nên cho bé bú bình khi bé chưa đầy 2 tháng tuổi. Lúc này, mẹ vẫn nên cho bé bú bằng ti của mẹ vì khoảng thời gian 2 tuần đầu đời bé cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Việc chuyển sang dùng bình bú có thể khiến bé không chịu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bé lâu dài.
Cần cho bé thăm khám bác sĩ khoa nhi kịp thời nếu như bé không lên cân hoặc chậm lên cân dù đã làm mọi cách.